Bằng một cách nào đó, cảm giác cô đơn hiện đang phổ biến rộng rãi trong giới trẻ – nhất là những người thuộc thế hệ Y (tức những người sinh từ năm 1980 đến 2000).
Lý do thứ nhất, hơi khó tin một xíu, đó là nỗi cô đơn có thể lan truyền.
Một nghiên cứu vào năm 2009 đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ khoảng 5.000 người và đời con cháu của họ ở Framingham, Massachusetts từ năm 1948 cho thấy rằng những người tham gia có nguy cơ cảm thấy cô đơn hơn 52% nếu những người có liên hệ trực tiếp với họ (như bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, hoặc thành viên trong một gia đình) cảm thấy cô đơn. Còn những người đang không cảm thấy cô đơn, lại có xu hướng trở nên cô đơn hơn nếu có ai đó đang cô đơn hiện diện xung quanh họ.
Tính năng này cho phép người sử dụng xem xét cách trang cá nhân của mình thể hiện công khai với những người mà họ không kết bạn, từ đó đưa ra những chỉnh sửa phù hợp theo mong muốn.
![]() |
Tính năng "xem với tư cách người khác" cho phép người dùng xem trang cá nhân của mình hiển thị công khai như thế nào. Ảnh: Shutterstock. |
Xuất hiện vào năm ngoái, tính năng này sau đó đã nhanh chóng bị tạm ngưng do mắc một số lỗi bảo mật nghiêm trọng. Nhiều hacker và tin tặc đã lợi dụng nó để ăn cắp "mã truy cập" (access token) từ đó chiếm quyền sử dụng tài khoản hoặc đánh cắp thông tin người dùng.
"Mã truy cập" tuy không phải mật khẩu nhưng sẽ cho phép người khác quyền đăng nhập vào tài khoản mà không cần dùng đến mật khẩu. Sự cố bảo mật nghiêm trọng này khiến 50 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó có đến 29 triệu người bị xâm phạm về email, số điện thoại và hoạt động trên ứng dụng.
Facebook cho biết sau khi sửa lỗi, các tính năng vẫn còn nguyên vẹn và bảo mật cao hơn. Bên cạnh đó, mạng xã hội này cũng thêm nút "chỉnh sửa chi tiết công khai" để người dùng có thể chỉnh sửa lại trang cá nhân của mình một cách trực quan hơn.
" alt=""/>Facebook mở lại tính năng từng khiến 50 triệu tài khoản bị hack![]() |
Instagram đã từng vướng phải bê bối về việc để người dùng đăng tải các bức ảnh tự gây thương tích. Ảnh: PA. |
Một luật sư đề nghị rằng những người bỏ phiếu cho cô chết sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cái chết của cô gái. Ramkarpal Singh, một luật sư và nghị sĩ ở bang Penang, đã bày tỏ sự bất bình của mình: "Nếu mọi người vote sự sống, có lẽ cô gái đã không tự sát. Thay vì những hành động vô cảm, tại sao không ai đề nghị cô tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia?"
Bộ trưởng thanh niên và thể thao Malaysia, Syed Saddiq Syed Abdul Rahman, cho biết thảm kịch trên đã nhấn mạnh sự cần thiết của các cuộc thảo luận cấp quốc gia về sức khỏe tâm thần ở nước này. "Tôi thực sự lo lắng về tình trạng sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên của quốc gia chúng tôi, đã đến lúc phải có những động thái nghiêm túc", ông nói.
Vào tháng 2, Instagram đã cho biết họ sẽ khởi chạy một bộ lọc giúp nhận diện và hạn chế sự xuất hiện của các hình ảnh tự gây thương tích hoặc bạo lực. Động thái này xuất phát từ sau cái chết của thiếu niên người Anh Molly Russell,14 tuổi, tự sát sau khi đã đăng một loạt các hình ảnh tự gây thương tích lên bản thân ở mạng xã hội này.
Ching Yee Wong, Trưởng phòng Truyền thông của Instagram, bày tỏ sự tiếc thương với gia đình của cô gái, đồng thời kêu gọi người dùng Instagram chung tay báo cáo các nội dung tiềm ẩn nguy cơ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.